Bố Cục Trong Tranh Nghệ Thuật

Bố cục tỉ lệ trong tranh nghệ thuật

Bố cục trong tranh là gì?

Bố cục trong một bức tranh là cách sắp xếp các thành tố và yếu tố hội hoạ bao gồm: đường nét, mảng miếng, hình khối, màu sắc, sắc độ, sáng tối, chính phụ… một cách có chủ đích và ý đồ rõ ràng nhằm thể hiện ý đồ và thông điệp của người vẽ.
Bố cục trong hội hoạ thể hiện sự “cân bằng” trong một bức tranh. Một trong những thành tố quan trong tạo nên một bức tranh đẹp là tạo ra sự cân bằng về mặt thị giác.

Bố cục đòi hỏi những yếu tố gì?

Bố cục trong tranh đề tài cần ra sao

– Cân đối (Balance): Sự sắp xếp tạo hình nhằm tạo ra sự cân bằng và không tạo ra cảm giác thừa hay thiếu hay có thể thêm hay bớt trong tranh
– Tỉ lệ (Propotion): sự cân đối giữa hình và khuôn xung quanh của tranh không quá to (tạo cảm giác chật trội)
– hoặc quá nhỏ tạo cảm khác hình lỏng lẻo. Ngoại trừ một số trường hợp tác giả cố tính để tạo ra hiệu quả thị giác với mục tiêu nhất định.
– Hình khối, mảng miếng (Form, Shape): Hình khối hay mảng miếng sẽ có hai dạng mảng chỉnh và mảng phụ, hình khối chính và hình khối phụ. Phần chính sẽ làm rõ bố cục, hình chính thường nằm ở điểm vàng hoặc trung tâm, màu sắc và đường nét, đậm nhạt rõ ràng, phần phụ sẽ là bổ trợ cho mảng chính.
– Màu sắc – Sắc độ: (Color, Value): Màu sắc tạo cho tác phẩm có sắc thái riêng, gây hấp dẫn và tạo ra cảm xúc cho người xem. Thường trong một bức tranh sẽ có màu sắc hoặc gam màu chủ đạo chạy xuyên suốt: trầm, ấm, nóng, lạnh…
– Nét bút, đường bay (Line, Texture)… phần này rất quan trọng vì ngoài màu sắc, nét bút hay nét bay hay thể hiện bề mặt vô cùng quan trọng, nó thể hiện cảm xúc, sự điêu luyện và tay nghề của từng nghệ sỹ. Nó cũng tạo ra sự riêng biệt của nghệ sỹ trong phong cách thể hiện.

Những điểm cần tránh trong bố cục tranh

– Đường chân trời ở giữa tranh nó nên lệch trên hoặc dưới
– Không tạo ra đường chéo, đường chia đôi, đường chạy từ góc tranh hoặc tạo xu hướng trôi ra khỏi mặt tranh
– Không cắt đầu hoặc chân tay nhân vật (trừ có một số tranh vẽ theo kiểu Crop với ý đồ riêng)
– Không lặp lại chi tiết giống nhau khi không cần thiết
– Tránh tỉ lệ tạo cảm giác dồn nén chật trội, hoặc phá vỡ sự hài hoà của tỉ lệ chung

Các loại bố cục chính

Bố cục theo tỉ lệ 1/3 (Rule of the Third)

– Chia khung hình làm 3 phần, hình kẻ ngang và kẻ sọc, những phần hình kẻ gặp nhau là những điểm vàng trong tranh. Với bố cục lệch tâm này sẽ hướng sự chú ý của mặt tới chủ thể nơi mắt hướng vào đầu tiên (không phải chính giữa). Nguyên tắc này được sử dụng cả trong: nhiếp ảnh, các khung hình phim…

Bố cục theo tỉ lệ 1-3

Bố cục hình tròn (Circle Magic):

Bố cục tròn

– Hình tròn là một trong những bố cục cơ bản của tranh vẽ, các yếu tố chính – phụ chuyển tiếp không liên tục, nhịp nhàng và mềm mại và nằm trong một hình tròn quy ước. Thường những bức tranh này tạo cảm giác no đủ, đủ đầy hay hạnh phúc.

Bố cục TAM GIÁC (Piramid) or Golden Triangle:

Hay còn gọi là bố cục hình tháp Đây cũng là dạng bố cục phổ biến trong tranh của rất nhiều danh hoạ. Đây là bố cục tạo cảm giác vững chãi và chắc chắn.

Bố cục tam giác

 

Tỉ lệ Vàng – The Golden Rules (Golden Ratio): (1:1.1618)

Bố cục tỉ lệ vàng

 

 

 

– Tỉ lệ vàng xảy ra trong tự nhiên vô cùng nhiêu và đây là tỉ lệ lí tưởng: Xoáy vỏ ốc, tỉ lệ gai ốc, bàn tay với cánh tay
– Số thứ tự của Golden Ratio: 0,1,1, 2, 3, 5, 8, 13, 21…

Bố cục Vuông hoặc tứ Giác

Bố cục tỉ lệ vuông, tứ giác

 

Bố cục Cân Bằng – Hay Bố Cục Đối Xứng (Balance)

Bố cục đối xứng

 

Bố cục phối cảnh – hay Bố Cục Điểm Tụ (Linear Perspective – Focal Perspective)

Bố cục phối cảnh – hay Bố Cục Điểm Tụ

Bố cục Nguyên tắc Khung (The Rule of Frame)

Bố cục Nguyên tắc Khung

Bố cục Tách Biệt – (Isolated)

Đây là loại bố cục tạo ra cho sự vật ngay lập tức nhận được sự chú ý.

Bố cục Tách Biệt

Bố cục Đối Chọi – (Contrast)

Bố cục Đối Chọi

Nguyên Tắc Số Lẻ – (Rules of an Odd)

Nguyên Tắc Số Lẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *