Huỳnh Văn Gấm – Tiểu Sử Cuộc Đời, Sự Nghiệp & Tác Phẩm

Hoạ Sĩ Huỳnh Văn Gấm (1)

Huỳnh Văn Gấm (1922 – 1987) là một trong những nghệ sĩ tài năng và có ảnh hưởng nhất của Việt Nam. Ông được xem là một trong những “cánh chim đầu đàn” phát triển nền Mỹ thuật Việt Nam với nhiều đóng góp to lớn.

Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Họa Sĩ Huỳnh Văn Gấm

Huỳnh Văn Gấm, hay còn gọi với bí danh Võ Văn Tư, sinh ngày 8 tháng 6 năm 1922 tại xã Bình Lập, huyện Châu Thành, tỉnh Tân An (nay thuộc thành phố Tân An, tỉnh Long An). Ông là một họa sĩ tài năng của Việt Nam, được biết đến với nhiều tác phẩm nổi tiếng về đề tài chiến tranh và cách mạng.
Sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước, Huỳnh Văn Gấm sớm bộc lộ niềm đam mê với hội họa. Năm 1941, ông theo học tại Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, cùng khóa với những họa sĩ tài danh như Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm, Tạ Thúc Bình. Tuy nhiên, năm 1944, khi đang học năm thứ tư, chỉ còn một năm nữa là tốt nghiệp, ông đã quyết định bỏ dở việc học để bí mật trở về quê hương tham gia cách mạng.
Với lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần cống hiến cho đất nước, Huỳnh Văn Gấm đã nhanh chóng hòa mình vào dòng chảy của cuộc kháng chiến chống Pháp. Sau Cách mạng tháng Tám thành công, ông được bầu làm Tỉnh ủy viên khi mới 23 tuổi.
Huỳnh Văn Gấm tham gia Thanh niên Tiền Phong vào tháng 5/1945, hăng hái góp sức vào phong trào thanh niên yêu nước. Tháng 6 cùng năm, ông chính thức trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương, tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Tháng 8/1945, ông tham gia vào cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tại Tân An, đảm nhiệm vai trò quan trọng trong Ban Quân sự tỉnh. Sau đó, ông lần lượt giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Mặt trận Việt Minh, Trưởng Ban Tuyên truyền tỉnh Tân An và đại biểu Quốc hội khóa I (tháng 1/1946).
Năm 1946, sau cuộc Tổng tuyển cử toàn quốc, Huỳnh Văn Gấm tiếp tục trúng cử đại biểu Quốc hội, khẳng định vị thế và tầm ảnh hưởng của mình.
Năm 1948, ông nhận nhiệm vụ trọng trách trong việc tổ chức cơ sở in giấy bạc cho Nam Bộ, góp phần bảo đảm tài chính cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Từ 1950 đến 1954, ông đảm nhiệm chức vụ Chi hội phó Hội Văn nghệ Nam Bộ, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển phong trào văn nghệ, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta.
Sau khi tập kết ra Bắc vào tháng 11/1954, Huỳnh Văn Gấm tiếp tục cống hiến cho nền nghệ thuật nước nhà. Ông đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng như Chi ủy viên Chi bộ văn nghệ, Ban Mỹ thuật Trung ương (1954), cán bộ Nhà xuất bản Mỹ thuật âm nhạc, thuộc Bộ Văn hóa (1963), Hội viên sáng tác Hội Mỹ thuật Việt Nam (1964-1967).
Năm 1968, ông được bầu làm Ủy viên Ban chấp hành Hội Liên hiệp Văn học – Nghệ thuật Việt Nam và Ủy viên Thường vụ Hội Mỹ thuật Việt Nam (nhiệm kỳ 1968-1973). Cùng năm, ông được cử đi dự Đại hội Văn hóa Á – Phi – Mỹ La tinh tổ chức tại Lahabana (Cuba).
Dù bận rộn với công tác lãnh đạo văn nghệ, Huỳnh Văn Gấm vẫn dành thời gian cho sáng tác. Ông tập trung vào chất liệu sơn mài và sáng tác nhiều tác phẩm giá trị về đề tài miền Nam. Các tác phẩm của ông đạt đến trình độ nghệ thuật cao, góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại.
Năm 1977, đánh dấu một bước ngoặt mới trong sự nghiệp của Huỳnh Văn Gấm khi ông được Hội Mỹ thuật Việt Nam cử làm Tổng biên tập tạp chí Mỹ thuật. Ông đã góp phần quan trọng vào việc phát triển tạp chí, đưa tạp chí trở thành một trong những ấn phẩm uy tín trong giới mỹ thuật Việt Nam. Năm 1979, ông cùng gia đình chuyển về sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh và tiếp tục cống hiến cho nền nghệ thuật nước nhà cho đến lúc qua đời.

Giải Thưởng Và Danh Hiệu Của Danh Hoạ Huỳnh Văn Gấm

Trong sự nghiệp cống hiến hết mình vì đất nước và nghệ thuật của mình, họa sĩ Huỳnh Văn Gấm đã được ghi nhận bằng những giải thưởng và danh hiệu cao quý:
Giải nhất cuộc triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1960 với bức “Nam Kỳ khởi nghĩa năm 1940”
Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

Tác Phẩm Tranh Nổi Bật Của Hoạ Sĩ Huỳnh Văn Gấm

Họa sĩ Huỳnh Văn Gấm được đánh giá cao bởi năng lực sáng tạo mạnh mẽ trong bố cục hình tượng, màu sắc và phong cách nghệ thuật rất riêng. Các tác phẩm của ông không chỉ thể hiện tinh thần yêu nước, mà còn mang đậm dấu ấn cá nhân, thể hiện qua những sáng tác tiêu biểu như:

Tranh Sơn Mài Nổi Tiếng Của Của Hoạ Sĩ Huỳnh Văn Gấm

Chống bắt lính ở miền Nam (92x135cm, 1958): Bức tranh sơn mài này đã tham gia triển lãm tại 12 nước xã hội chủ nghĩa, tổ chức tại Matxcơva (1958-1959) và các nước Đông u (1959-1960).
Đọc sách (33x84cm)
Nam Kỳ khởi nghĩa đã xuất sắc nhận giải nhất trong cuộc triển lãm mỹ thuật toàn quốc, khẳng định tài năng và vị trí của Huỳnh Văn Gấm trong nền mỹ thuật Việt Nam.
“Trái tim và nòng súng” (70x140cm), được sáng tác vào năm 1974. Hai tác phẩm này đã tham gia triển lãm mỹ thuật năm 1975 chào mừng 30 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau đó tiếp tục góp mặt trong triển lãm mỹ thuật toàn quốc năm 1976.

“Trái tim và nòng súng” 1963, 84x160cm, sơn mài hoạ sĩ Huỳnh Văn Gấm (1)
Ông cũng cho ra đời nhiều tác phẩm sơn mài khác như: “Bác Hồ thời thơ ấu”, “Ngô Gia Tự,” “Võ Thị Sáu”, “Cô Liên”, “Ngày chủ nhật”…

“Cô Liên” 1962, 66x45cm, sơn mài hoạ sĩ Huỳnh Văn Gấm (1)

Tác Phẩm Tranh Sơn Dầu Của Nghệ Sĩ Huỳnh Văn Gấm

Bức tranh “Trên mỏ than Đèo Nai” sáng tác năm 1968 là một ví dụ điển hình cho tài năng của Huỳnh Văn Gấm trong việc sử dụng chất liệu sơn dầu. Với những gam màu trầm ấm, tác phẩm đã thể hiện một cách sinh động và chân thực khung cảnh làm việc của những người thợ mỏ Quảng Ninh.

Tranh Cổ Động Tiêu Biểu Của Hoạ Sĩ Huỳnh Văn Gấm

Hai tác phẩm tiêu biểu “Thừa thắng xông lên đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và “Sống chiến đấu lao động học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại” ra đời năm 1970 đã gây được ấn tượng sâu sắc trong lòng nhân dân và cán bộ chiến sĩ. Với nội dung cổ vũ tinh thần yêu nước, ý chí quật cường và niềm tin vào chiến thắng, hai bức tranh được phổ biến rộng rãi và được chọn đưa vào tuyển tập tranh cổ động.